image banner
NGHĨA BÌNH 93 NĂM TIẾN BƯỚC DƯỚI CỜ ĐẢNG
Lượt xem: 871
  NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ  XÃ NGHĨA BÌNH   

         1. Sự kiện thành lập Chi bộ Đảng tại xã Nghĩa Bình (1931) và quá trình lãnh đạo nhân dân cướp  chính quyền (1945)

Đảng  Công sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng  đấu tranh của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn mới. Đầu tháng 5/1930, cao trào cách mạng bùng lên trong  cả nước mà đỉnh cao  là Xô viết Nghệ Tĩnh đã làm tan rã chính quyền thực dân phong kiến tại  nhiều huyện,  xã thuộc  vùng nông thôn.  Các  Chi bộ  Đảng và tổ chức nông hội đỏ đã quản lý và điều hành mọi hoạt động trong nhiều làng xã.

  Tháng 10/1930 để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng  đang dấy lên ở Cự Lâm và Thọ Lộc, hai  đồng chí Võ Nguyên Hiến và Võ Thược đã lên Thọ Lộc tổ  chức thành lập chi  bộ  Đảng gồm các  đồng chí: Phan  Đình Lại làm Bí thư, Võ Đình Thạc làm PBT, Võ  Thược làm thư ký để lãnh  đạo nhân dân Nghĩa Đàn- Tân Kỳ.

Anh-tin-bai

Tranh vẽ về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930)
(Nguồn: http://thanhnien.vn/)

Đầu năm 1931 chính sách khủng bố  trắng của Đế quốc Pháp gây tổn  thất cho phong trào cách mạng sau cao  trào Xô viết Nghệ Tĩnh, nhiều  cán bộ,  đảng viên, quần chúng cách mạng ở miền xuôi đã được tổ chức bí mật chuyển lên Nghĩa Đàn - Tân Kỳ nhằm tránh sự truy lùng của địch  và xây dựng  cơ sở  cách mạng. Ở Nghĩa Bình và Nghĩa Đồng thành lập chi bộ Yên Hòa, Tri  Chỉ do  đồng chí Lại Văn  Bút làm BT chi  bộ gồm 14 đảng viên: Lại  Văn Bút, Võ  Duy Quảng, Nguyễn Ve, Cao  Đồng, Võ Châu, Phương Thịnh, Võ Lan, Tuyển Trợ, Đ/c Khải, Đ/c Trúc (quê  Thanh  Chương), Nguyễn Linh (quê Hà Tĩnh), Đ/c Chính (quê Hưng Nguyên), Học Khoáng (quê Quỳnh Lưu), Sở Lộc..Như vậy cùng với một số  chi bộ khác trong huyện, Nghĩa Bình đã có chi bộ cộng sản ra đời  để lãnh đạo phong trào cách mạng nhân dân giành chính quyền.

Tháng 9/1944, Nhật chiếm  Đông Dương hất cẳng Pháp, thực hiện Chỉ  Thị của Trung ương Đảng “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động  của chúng ta”, ngày 19/5/1945 Mặt trận Việt Minh liên tỉnh Nghệ -Tĩnh được thành lập. Sau khi nhận được lệnh tổng khởi nghĩa ngày 15/8/1945 Việt minh huyện thành lập ủy ban khởi nghĩa của huyện. Trưa ngày 18/8/1945 người dân ở các xã Yên Hòa, Yên Lại, Tri Chỉ (Nghĩa Bình- Nghĩa Đồng), Th Lộc (Nghĩa Khánh) ..đã tổ chức cuộc biểu  tình hơn 500 người kéo lên bao vây  huyện đường. Trước cơ  hội ngàn năm có một, nhân dân Nghĩa Bình dưới sự lãnh đạo  của việt minh đã đứng  lên giành chính quyền vào ngày 21/8/1945 thành công mà không đổ máu.

Vượt qua mọi  hi sinh, gian khổ, các chiến sĩ cộng sản đã nhen nhóm và phát triển nhân tố cách mạng cho Nghĩa Bình. Từ những đốm lửa trong Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), qua 15 năm gây dựng đã trở thành ngọn lửa cách mạng Tháng Tám. Từ vài hội viên quần chúng cách mạng, Đảng đã xây dựng các tổ  chức quần chúng đủ mọi thành phần, đoàn kết, thống nhất, quy tụ dưới ngọn  cờ độc lập dân tộc thông qua Mặt trận Việt Minh và lực lượng vũ trang nhân dân đông đảo, đủ sức hỗ trợ quần chúng giành chính quyền thắng lợi.

         2. Nghĩa Bình trong cuộc đấu tranh giải phóng  dân tộc và thống nhất đất nước (1945-1975)

         * Lãnh đạo  xây dựng  chính quyền và chống thực dân Pháp xâm lược.

 Cách mạng tháng Tám thành công cùng với nhân dân cả nước tiến hành xây dựng  chính quyền nhân dân, ngày 24 và 25/02/1946 nhân dân nô nức đi bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh  và xã đầu tiên trong toàn quốc. Cuộc bầu  cử Hội đồng nhân dân tại xã Đại Đồng ( Nghĩa Bình- Nghĩa Đồng) diễn ra an toàn, số nổi và đầy niểm tin. Đến tháng 3/1946, các cơ sở Đảng ở Đại  Đồng được thống nhất lấy tên là Chi bộ Lạc, do  đồng chí Nguyễn Ngọc Lương làm Bí  thư, đồng chí Dương Văn Bẹn làm Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến.

Từ  đây, mọi hoạt  động được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính kháng chiến xã để lãnh đạo việc triển khai thực hiện các cuộc vận động của Đảng  và Chính phủ như: Diệt giặc đói, phát triển sản xuất; diệt giặc dốt, nâng cao dân trí; xây  dựng lực lượng dân quân tự vệ, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/8/1945 thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định, mở rộng chiến tranh toàn miền Nam và Nam trung bộ. Chính quyền non trẻ trên toàn quốc phải đương đầu với 3 thứ giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Để phù hợp với tình hình chiến tranh, các hoạt động chính  trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã nhanh cóng được điều chỉnh, mọi mục tiêu đều nhằm phục vụ cuộc kháng chiến chống thực  dân Pháp, tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Thực hiện chủ trương  của cấp  trên, cuối năm 1953, xã Đại  Đồng được chia tách thành hai xã Nghĩa Đồng và Nghĩa Bình. Trên cơ sở đó, Nghĩa Bình được thành lập chi bộ riêng gồm 54 đảng viên cùng với việc lo ổn định địa giới hành chính, dân  cư và công tác sản xuất, chi bộ, chính  quyền và nhân dân còn lo huy động sức người, sức của cho  chiến trường ở vào giai  đoạn quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của  Đảng, xã Đại Đồng, xã Nghĩa Bình đã huy động tối đa sức người, sức của phục vụ tuyền tuyến, trong cuộc chiến đấu đầy gian khỏ, hy sinh này nhiều người con đã anh dũng hy sinh anh dũng làm rạng danh cho quê hương đất nước.

         * Lãnh đạo  xây dựng chủ nghĩa  xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tháng lợi của 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã đưa cách mạng nước ta sang giai đoạn mới, Miền Bắc nói chung  và xã Nghĩa Bình nói riêng vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất xây dựng  chủ nghĩa xã hội vừa là hậu phương lớn chi  viện sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất  xây  dựng  chủ nghĩa xã hội: Thực hiện mục tiêu “người cày có ruộng”,  Đảng ta đã thực hiện chính sách giảm tô, giảm  tức  và cải cách ruộng  đất  để tạo công bằng trong xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế. Từ tổ đổi công ra  đời  và phát triển cả  về chiều rộng và chiều sâu đã tiến lên hợp tác xã bậc thấp đưa người dân vào làm ăn tập thể từng bước  cải thiện  và nâng cao đời sống cho họ. cùng với sự khôi phục kinh tế thì văn hóa giáo  dục cũng được khôi phục và phát triển;công tác giáo dục  được chính quyền chú trọng, trẻ em trong độ tuổi được đến  trường, các lớp  học bổ túc văn hóa tiếp tục được mở để xóa mù chữ cho nhân dân. Công tác khám,  chữa bệnh, vệ sinh phòng  bệnh cũng được quan tâm, đôn  đốc thực hiện, nhiều phong trào thi đua được thực hiện như: “Giục trống  Đại Phong” trong nông nghiệp, “Gióng trống Duyên Hải” trong công nghiệp, “Phất  cao  cờ ba nhất” trong quân đội; hay phong trào “ba sẵn sàng” của đoàn viên, thanh niên; phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ…

Nhiệm vụ đánh  thắng cuộc  chiến  tranh phá hoại ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam: Với quyết tâm “Tất  cả cho tuyền tuyến, tất  cả để  đánh thắng  giặc Mỹ xâm lược”, với 4 nhiệm  vụ then  chốt:

          1. Sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến

          2. Bám  đất,  bám làng, sản  xuất, chăn nuôi giỏi

          3. Chiến đấu kiên cường, dũng cảm, kiên quyết dánh  trả các  đợt đánh phá  của máy bay địch, tuần tra canh gác bảo  đảm an ninh trên  địa bàn, chống  biệt kích, thám báo.     

          4.Tích  cực giúp  đỡ phục vụ tận tình trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh cho các binh trạm,  các đơn vị  bộ đội, thanh niên xung phong đóng quân trên địa bàn và nhân  dân Vĩnh Linh ra sơ tán.

          Dưới sự lãnh  đạo của Đảng bộ, xã  đã tổ  chức 3 đại đội dân quân, 10 trung đội phòng không được trang bị súng 12,7 ly, 10 đội cứu sập, 01 đội  cứu thương và xây  dựng  hệ thống hầm chữ A, hầm cá nhân, hào giao thông tại các vùng trọng điểm và trận địa. Thực hiện chủ trương của cấp trên Nghĩa Bình đón gần 2000 đồng bào Vĩnh Linh ra sơ tán. Trong chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ đã ném bom xuống vùng đất Nghĩa Bình 142 lần với hơn 3.545 tấn bom đạn, lực lượng dân quân Nghĩa Bình đã tham gia đánh trả nhiều trận tiêu biểu như  trận ngày 18/6/1967 trung đội  dân quân 12,7 ly của  xã đã dũng cảm phối hợp cùng pháo phòng không của bộ  đội chủ lực đã bắn rơi một máy bay F105 của Mỹ, bảo vệ cho đoàn xe vượt qua trọng điểm an toàn. Song song chiến đấu đánh trả chiến tranh phá hoại hàng trăm thanh niên Nghĩa Bình đã xung phong lên đường nhập ngũ, sn sàng ra tiền tuyến để bảo vệ Tổ quốc; nhiều thanh niên chưa đến tuổi nhập ngũ đã tình nguyện viết đơn xin được ra tiền tuyến đánh giặc thống nhất đất nước.

          Tổng kết thành tích trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, xã Nghĩa Bình đã được khen tặng nhiều  huân, huy chương, bằng, giấy khen ghi nhận về thành tích trong chiến đấu và sản xuất, đặc biệt xã Nghĩa Bình được Đảng và Nhà  nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh  hùng lực lượng vũ trang nhân dân”                                                     

         3. Xã Nghĩa Bình xây dựng  và phát triển (1973-2023)

Thực hiện chủ trương  của cấp trên năm 1973 xã Nghĩa Bình được  điều  chỉnh lại địa giới  hành  chính (lấy sông Hiếu làm địa giới  hành chính giữa Nghĩa Bình và Nghĩa Đồng), Đảng bộ  có 9 chi bộ với 120 đảng viên do  đồng chí Nguyễn Văn Nhượng làm BT, đ/c Đàm Văn Hảo  CT-UBHC, Đ/c Vũ  Thị Mận làm trực đảng.

          Qua 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm từng bước được hoàn thiện đảm bảo điều  kiện cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của  Đảng, công tác  điều  hành  của chính quyền, phối  hợp thực hiện nhiệm vụ  của MTTQ và các tổ chức  chính  trị xã hội đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát  huy lợi thế về địa lý, diện tích, chuyển  đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng giá trị sản xuất trên diện tích, mở  rông  các loại hình, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,  kinh  doanh nâng  cao  thu nhập cho người dân theo số liệu giá trị thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 63 triệu / người/ năm, xã Nghĩa Bình năm 2020 được UBND Tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn  mới và đang từng bước  xây  dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao.

          Công tác tuyên truyền giáo  dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước  được thực hiện thường xuyên, liên tục đến cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết  bị  dạy, học đảm bảo, 100%  trẻ em trên địa bàn được đến trường đúng độ tuổi,  chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi  các cấp, học sinh đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học không ngừng tăng lên hết năm 2022 có 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ phấn đấu năm 2023 xây  dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh đảm bảo, đội ngũ y, bác sỹ nhiệt tình trách nhiệm thực hiện tốt các chương trình quốc  gia  về y tế. Xã Nghĩa Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đảng ủy, chính quyền thực hiện tốt chế độ chính sách xã hội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 trên toàn xã còn 45 hộ (2,84%).

          Tình hình an  ninh  chính trị, trật tự an  toàn xã hội luôn ổn định Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, công tác xây  dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng vũ trang trên địa bàn đảm bảo không có điểm nóng, tình huống bất ngờ xảy ra.

          Công tác xây  dựng  Đảng, xây dựng hệ thống  chính trị vững mạnh được ưu tiên, từ 1 chi bộ với 14 đảng viên ban đầu đến nay Đảng bộ Nghĩa Bình có 12 chi bộ  với 260 đảng viên là những hạt nhân  lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  chính trị của địa phương. Công tác chỉ đạo điều  hành của chính quyền theo đúng quy định tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, Mặt trận tổ quốc và các tổ  chức chính trị xã hội thường xuyên được bổ sung, kiện toàn về tổ chức, đa dạng về hoạt động đã  cùng với  hệ thống chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ mà đảng và nhân dân giao phó. 

          Dưới sự lãnh  đạo của  Đảng, nhân dân Nghĩa Bình đã tham gia vào các cao  trào 1930-1931; 1936-1939; 1939 -1945 và đã cùng nhân dân cả nước làm nên cách mạng tháng tám thành công  rực rỡ. Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống  Mỹ có phần đóng góp không nhỏ của nhân dân Nghĩa  Bình, đó là  nim tự hào cho các thế  hệ cả hôm nay và mai  sau. Anh  dũng, ngoan  cường, bất khuất trong  chiến đấu, nhân dân Nghĩa Bình  dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua khó khăn, thách thức sau  chiến  tranh để  xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Đặc biệt bước vào thời kỳ đổi mới nhân dân Nghĩa Bình hăng say lao động sản xuất làm thay đổi diện mạo quê hương, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc./.

                                                                                         Phan Bá Lĩnh Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã Nghĩa Bình

BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA BÌNH - HUYỆN TÂN KỲ
image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ NGHĨA BÌNH
Chịu trách nhiệm nội dung:

Trụ sở: Xã Nghĩa Bình - Huyện Tân kỳ - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) - Email: ubndnghiabinhtkna@gmail.com